• PHÒNG KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHÁT

Kiến thức sức khỏe

Nguyên Nhân Gây Ra Liệt Mặt Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

  • 13/12/2021
  • Liệt mặt là hay còn gọi là liệt dây thần kinh số VII ngoại biên ( liệt mặt ngoại biên ) liệt bell là tình trạng mất hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt.

    Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên trái ngược với liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não.

    Dây thần kinh số VII là dây vận động, chi phối chức năng và vận động cơ mặt bắt đầu từ hệ thần kinh trung ương, đi qua xương thái dương và tuyến mang tai đến các cơ quan vùng mặt khi dây thần kinh này bị tổn thương làm các cơ mặt xệ xuống, yếu đi và có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mặt.

                                                                                                  Liệt dây thần kinh số VII

    Nguyên nhân gây ra liệt mặt

    Liệt dây thần kinh số 7 là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác.

    Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm lạnh đột ngột, nhiễm virut, cảm cúm,… làm ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên.

    • Do lạnh (liệt bel) :- Rối loạn tuần hoàn vi mạch ở vùng kênh falloppe  

                                           - Do hiện tượng miễn dịch dị ứng

                                           - Do vi rút

    • Do viêm nhiễm : - Do viêm đa nhân dây thần kinh sọ não

                                          - Viêm đa rễ và dây thần kinh

                                          - Viêm màng não

                                          - Viêm dây thần kinh VII do bệnh phong

                                          - Viêm tai xương chũm

                                          - Viêm tuyến nước bọt mang tai

                                          - Zona hạch gối

    • Do chấn thương: - Chấn thương sọ não gây vỡ xương đá

                                           - Do phẫu thuật ( đặc biệt sau phẫu thật viêm tai xương chũm

                                           - Thủ thuật forcep sai kỹ thuật

    • Do u: - Do u góc cầu tiểu não ( u dây thần kinh số VIII )

                         - U ác tính nền sọ : là ung thư vòm lan lên nền sọ

                                                                                                          Liệt gặp ở mọi lứa tuổi

    Triệu chứng

    Nhìn bình thường: hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nhân trung bị kéo lệch về bên lành. Nửa mặt bên bệnh bất động và nhẽo (giảm trương lực cơ), mất nếp nhăn trán và nếp nhăn khóe mắt, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi - má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai hình như thấp xuống. Tuy nhiên, trong giai đoạn muộn có nhiều trường hợp mặt bệnh nhân khi không cử động nhìn thấy mặt vẫn cân đối, chỉ khi cử động mới thấy mất cân đối do cơ bên liệt bị co cứng.
    Nhìn khi bệnh nhân cử động: mặt và mắt mất cân đối rõ rệt hơn.

    • Bên bệnh không nhăn trán được, mắt không nhắm kín (dấu hiệu hở mi), không làm được động tác nhe răng, phồng má, mím môi, huýt sáo, thổi lửa, chau mày.

    • Dấu hiệu Charles - Bell dương tính: biểu hiện là khi bệnh nhân nhắm mắt chủ động, mắt bên liệt nhắm không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài (khi đó giác mạc lẩn dưới mi trên, củng mạc trắng lộ rõ giữa hai khe mi).

    • Dấu hiệu Negro: khi bệnh nhân ngước mắt nhìn lên trên, đồng tử bên tổn thương ở vị trí cao hơn bên lành.

    • Dấu hiệu Souques: trong khi nhắm hai mắt thì mắt bên bệnh nhắm không được chặt, lông mi của bên bệnh còn thò ra ngoài dài hơn bên lành.

    • Dấu hiệu Pierre Marie - Foix: phát hiện liệt mặt trong trường hợp bệnh nhân hôn mê. Thầy thuốc ấn mạnh vào hai góc hàm hoặc giật tóc mai của bệnh nhân, bệnh nhân sẽ nhăn mặt, khi đó nửa mặt bên lành sẽ co, còn bên liệt không có phản ứng gì.

    Phương pháp điều trị

    Nhìn chung, liệt mặt ngoại biên chủ yếu là viêm dây thần kinh mặt do nhiễm lạnh. Sau khi tỉnh dậy, đêm nằm quạt, hoặc máy lạnh, mặt đột nhiên méo sang 1 bên. Liệt các cơ bám da mặt, mất nếp nhăn trán, và mắt không nhắm được. Mờ rãnh mũi – má, miệng bị kéo lệch về bên lành. Có thể mất vị giác ở hai phần ba phía trước lưỡi về phía bị liệt. Nếu để lâu, các cơ mặt bị co kéo, góc miệng bị lệch về phía bị bệnh, ăn hay nhiễu, đổ thức ăn.

    Các biện pháp điều trị chứng bệnh này rất đa dạng như: Điều trị bằng thuốc tây y, điều trị bằng vật lý trị liệu, điều trị bằng Y học cổ truyền (điện châm, ôn điện châm (Thể phong hàn), laser châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt,…và dùng thuốc y học cổ truyền. 

    Trong những trường hợp này, châm cứu đóng vai trò quan trọng và có thể phục hồi lại cơ mặt về bình thường.

                                                                                                    Châm cứu có hiệu quả cao

    Châm cứu và thuốc YHCT được sử dụng hàng năm trong điều trị các chứng đau, liệt vận động… Thực tế cho thấy phần lớn người bệnh trong và ngoài nước ưa chuộng phương pháp điều trị dùng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên cũng như phương pháp không dùng thuốc trong đó có châm cứu được nhiều bệnh tìm đến với mong ước là rút ngắn thời gian phục hồi vận động cơ mặt. Như chúng ta biết, không có gì khổ tâm bằng khi một mắt nhắm không kín, không dám cười với bạn bè, người thân (miệng méo một bên), không biểu lộ được hết cảm xúc vui buồn trên khuôn mặt…

    Người bệnh liệt mặt ngoại biên đến với các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT, thường nằm trong 3 dạng theo tỉ lệ từ cao xuống thấp:

    –         Đang được điều trị thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh YHHĐ nhưng mong muốn nhanh phục hồi hoặc do phản ứng ngoại ý của thuốc kháng viêm, kháng virus…

    –         Quen dùng thuốc YHCT để chữa bệnh và quyết định chọn châm cứu để chữa bệnh,

    –         Điều trị thời gian dài bằng YHHĐ nhưng tình trạng liệt các cơ mặt phục hồi chậm.

    châm cứu đã được công bố :

    • Châm cứu có tác dụng giảm đau (kích thích sản sinh chất giảm đau nội sinh: chất bêta-endorphin), 
    • Chống viêm tại chỗ (có tham gia của các tế bào bạch cầu, lympho bào, cytokine), 
    • Tăng tuần hoàn máu nên oxygen và dưỡng chất đến tại vùng châm cứu nhiều hơn…

    Rõ ràng theo cơ chế bệnh của liệt dây thần số 7 ngoại biên: viêm, phù nề, chèn ép, đau  thì rõ ràng châm cứu đã đáp ứng được yêu  cầu điều trị bệnh liệt mặt.

    Xu hướng chung, các biện pháp điều trị liệt mặt ngoại biên bằng liệu pháp hỗ trợ như: vật lý trị liệu, xoa bóp, kích thích điện, vitamin nhóm B và có Châm cứu.

                                                                                   các huyệt kích thích trong YHCT
    Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên về lâu dài nếu không điều trị kịp thời, liệt 7 có thể chuyển sang liệt cứng, gây một số ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ như miệng méo, mắt nhắm không kín, co giật nửa mặt, viêm loét giác mạc,… Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên không thể tự điều trị tại nhà, nếu bệnh nhẹ có thể khỏi sau 2-6 tuần, còn lại khỏi sau 2-3 tháng.


    Sử dụng phương pháp điều trị Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bằng phương pháp Y học cổ truyền cho kết quả khả quan và khả năng phục hồi  triệu chứng liệt mặt rất tốt. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

    Bài viết liên quan