• PHÒNG KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHÁT

Kiến thức sức khỏe

CÁC TRỆU CHỨNG TRONG RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

  • 10/04/2022
  • Hệ thống tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai bao gồm 2 phần : các ống bán khuyên và bộ phận tiền đình thực sự

    Chức năng của hệ thống tiền đình

    Chức năng chính của hệ thống tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể khi thực hiện các chuyển động như di chuyển, ngồi xuống đứng lên, cúi người,...được điều khiển bằng những nhóm thần kinh trong não

    Phần ngoại vi của hệ thống tiền đình là một bộ phận của tai trong hoạt động như một thiết bị hướng dẫn quán tính và gia tốc thu nhỏ, giúp liên tục báo cáo thông tin về các chuyển động, vị trí của đầu và cơ thể đến các trung tâm tích hợp nằm trong thân não, tiểu não và vỏ não.

     Rối loạn tiền đình là gì?

    Rối loạn tiền đình là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8 và các đường nối kết của nó. Nếu bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…

    Là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não

    Dây thần kinh số 8 xuất phát từ cầu não, đi vào xương đá qua lỗ ống tai trong, là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể.

    Nguyên nhân thường gặp ở rối loạn tiền đình

    Tiền đình ngoại biên

    Viêm dây thần kinh tiền đình: Do virus zona, thủy đậu, quai bị ( nguyên nhân ít ) gây liệt dây thần kinh tiền đình dẫn đến chóng mặt xuất hiện đột ngột, kéo dài nhiều giờ đến vài tháng nhưng không rối loạn thính lực (khác với hội chứng Meniere).

    Rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp...

    Một số nguyên nhân: Hội chứng Meniere: Phù nề vùng tai trong viêm tai giữa cấp và mạn, dị dạng tai trong. Chấn thương vùng tai trong, U dây thần kinh số VIII Sỏi nhĩ. Tác dụng không mong muốn của thuốc (streptomycin, gentamycin...); rượu, ma túy Say tàu xe Nhãn cầu: Nhìn đôi

    Tiền đình trung ương

    Thiểu năng tuần hoàn sống nền, hạ huyết áp tư thế, Hội chứng Wallenberg; Nhồi máu tiểu não, sơ cứng rải rác; U tiểu não...nhức đầu migrane, bệnh parkinson; Giang mai thần kinh,

    Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình: tuổi tác, tiền sử chóng mặt

    Các triệu chứng thường gặp

    Cảm giác đồ vật chuyển động, xoay quanh người bênh là một nguyên nhân do tiền điền đình bị tổn thương (rối loạn tiền đình trung ương hoặc rối loạn tiền đình ngoại biên).

    Cảm giác chóng mặt, khi quay đầu hoặc thay đổi tư thế thấy bản thân đang dịch chuyển trong không gian, tuy trạng thái không rõ nét như trường hợp trên nhưng đây cũng là một dạng tổn thương có nguồn gốc từ tiền đình. Chóng mặt ở bệnh nhân rối loạn tiền đình thường xuất hiện đột ngột và có tính chất xoay tròn, hoặc có thể xuất hiện từ từ với những cơn chóng mặt nhỏ nối tiếp nhau hoặc chỉ mất thăng bằng nhẹ lúc đi lại và sau đó triệu chứng này trở thành mãn tính.

    Cảm giác mất thăng bằng: cảm giác này không kèm theo bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong đầu. Nó có thể có nguồn gốc từ tiền đình, nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu (cảm giác bản thể), từ hệ thị giác.

    Cảm giác sợ hãi muốn té xuống hầu như trong đa số trường hợp có nguồn gốc từ tâm lý.

    Cảm giác choáng váng, cảm giác hoa mắt thường tương ứng với những bệnh lý tim mạch hoặc bệnh tâm thần.

    Các dấu hiệu đi kèm: Bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, thường là sợ hãi, mất thăng bằng. Té ngã có thể xảy ra lúc chóng mặt, lúc này bệnh nhân không thể đứng được. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có rối loạn dáng đi. Buồn nôn, ói mửa xuất hiện khi làm những cử động nhẹ nhàng và thường đi kèm các rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.

    Quan trọng nhất là các dấu hiệu về thính lực (giảm thính lực, ù tai, cảm giác tai bị đầy, điếc đặc), kế đến là các dấu hiệu về thần kinh thực vật (buồn nôn, nôn ói, lo lắng). Lưu ý là bệnh nhân hoàn toàn không mất ý thức.

    Bệnh nhân có tiền sử bệnh tai mũi họng (viêm tai kéo dài), về thần kinh, chấn thương (chấn thương sọ não), về ngộ độc (ngộ độc thuốc, đặc biệt là các kháng sinh độc với tai), về mạch máu, về dị ứng.

    Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh khó chịu. Chúng làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

    Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả

    • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo đơn thuốc bác sĩ kê
    • Tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình. Các bài tập này được sẽ giúp tăng cường hoạt động phối hợp các bộ phận của cơ thể, giúp não nhận biết tín hiệu và xử lý các tín hiệu từ tiền đình thông suốt, nhịp nhàng hơn.
    • Tập thể dục đều đặn: tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn. Đồng thời giảm bớt áp lực, căng thẳng cho người bệnh.
    • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
    • Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ...
    • Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết: Nếu các biện pháp điều trị trên không có hiệu quả, không cải thiện tình trạng bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

    Theo Y Học Cổ Truyền mô tả triệu chứng chóng mặt trong chứng “Huyễn vựng”. Hội chứng rối loạn tiền đình dù là nguyên nhân nào cũng phát sinh liên quan đến ba cơ chế:

    • Thứ nhất là khí hư, huyết hư, khí huyết suy hư.
    • Thứ hai do vấn đề ở tạng Can và Thận.
    • Thứ ba do hư hỏa bốc lên và đảm ẩm gây bệnh.

    Châm cứu giúp kích thích huyệt đạo, giúp điều hòa âm dương, kinh lạc, tạng phủ, nội tiết. Ngoài ra giúp phục hồi chức năng vận động cho người có rối loạn tiền đình. Từ đó, giúp giảm triệu chứng như chóng mặt.

    Châm cứu chữa rối loạn tiền đình giúp giảm chóng mặt bằng cách:

    • Kích hoạt hồi trán lên bên trái, hồi đai trên, nhân lưng của đồi thị, giải phóng các chất nền thần kinh trong tiểu não.
    • Tăng dòng máu trong các động mạch sống nền do đó, cải thiện chóng mặt.
    • Tăng mức endorphin và neuropeptid Y giúp chống lại cảm xúc tiêu cực.
    • Kích thích dây thần kinh trong cơ và các mô khác, dẫn tới giải phóng endorphin và yếu tố thần kinh khác. Từ đó, giúp thay đổi quá trình xử lí cơn đau trong nảo và tủy sống.
    • Ngoài ra, châm cứu còn giúp giảm viêm bằng cách thúc đẩy giải phóng yếu tố điều hòa miễn dịch và mạch máu.
    • Tăng tuần hoàn cục bộ.

    Khi châm cứu được kết hợp xoa bóp bấm huyệt và xông các loại dược liệu sẽ làm tăng hiệu quả điều trị

    Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm và gây đột quỵ. Vì thế khi có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

                                                                                                           Nguồn: Đông Y Thành Phát

    Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110

    Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu.

    Địa chỉ: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

    Bài viết liên quan