• PHÒNG KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHÁT

Kiến thức sức khỏe

ĐAU LƯNG LAN XUỐNG MÔNG ĐÙI GÂY TÊ, NHỨC VÀ KHÓ CHỊU

  • 24/01/2022
  • Cột sống thắt lưng bao gồm: các đốt sống, đĩa đệm, khớp, cơ - dây chằng, và các tủy sống - dây thần kinh.

    Các nguyên nhân đau thắt lưng đa dạng bao gồm

    - Bệnh lí của dây chằng gân cơ : đau căng cơ do hoạt động quá mức rách dây chằng

    - Bệnh lí đĩa đệm : thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm, rách đĩa liên đốt,...

    - Cột sống: trượt đốt sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, gù vẹo cột sống

    - Các nguyên nhân khác: nhiễm trùng, bệnh ác tính, viêm cột sống dính khớp, đau do nguyên nhân nội tạng.

    Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là Dây thần kinh hông to) là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới và đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt tới mặt sau của hai chân. Dây thần kinh tọa có chức năng chính chi phối hoạt động của hông và chi dưới, đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển chức năng đi lại, chạy nhảy, cúi vặn của cơ thể.

    Trên thực tế, đau thần kinh tọa không phải là một loại bệnh, mà là thuật ngữ mô tả một tập hợp triệu chứng liên quan gây ra kích thích dây thần kinh hông do nhiều nguyên nhân. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc gặp ảnh hưởng bởi sự sai lệch trên đốt sống , đĩa đệm tương ứng sẽ gây ra các cơn đau dai dẳng, đau nhức ngay cả khi ho, hắt hơi, và còn có thể gây ra biến chứng liệt chân vĩnh viễn.

    Các triệu chứng thường xuất hiện phổ biến:

    Đau thần kinh tọa từ vùng thắt lưng, lan xuống mông đùi và tận gót chân

    Đau buốt dọc theo dây thần kinh tọa khi ho, hắt hơi, đi lại, cử động nhiều

    Cảm giác châm chích, âm ỉ như kim châm, kiến bò, tê đỏ

    Tê bì chân, mất cảm giác, teo cơ dần đi

    Thời tiết thay đổi gây tê cứng cột sống, đau thần kinh tọa kèm mỏi lưng và chân nhiều hơn

    Vận động bị hạn chế, tư thế nghiêng người, cúi người gây đau dữ dội

    Dây thần king tọa bị chèn ép làm giảm chức năng tình dục, đi tiểu nhiều lần

     

    Theo đông y, đau lưng do các nguyên nhân:

    - Cảm phải ngoại tà: phong, hàn, thấp

    - Chấn thương: do té ngã, do bị đánh, thay đổi tư thế đột ngột,...khí huyết ứ đọng

    - Lao lực quá độ, người hư yếu vì bệnh lâu, làm cho thận tinh suy không nuôi dưỡng tốt kinh mạch gây nên

    Điều trị: 

     Trên 90% các trường hợp đau lưng được điều trị khỏi bằng phương pháp bảo tồn, chỉ một số ít cần điều trị phẫu thuật. Vì vậy, điều trị đau lưng an toàn, hiệu quả là thế mạnh của YHCT nhờ sử dụng tổng hợp các phương pháp điều trị truyền thống của YHCT kết hợp với vật lý trị liệu hiện đại.

    - Phương pháp dùng thuốc uống trong có tác dụng:

    - Giảm đau (hoạt huyết hành khí)

    + Trừ phong hàn thấp

    + Bổ can thận.

    - Phương pháp dùng thuốc xoa, đắp ngoài: Có tác dụng giảm đau, chữa thông khí huyết, trừ phong hàn thấp tại chỗ.

    - Phương pháp châm cứu kết hợp xông các dược liệu: Có tác dụng trừ phong hàn thấp, bổ can thận và đặc biệt là giảm đau, lưu thông khí huyết.

    - Phương pháp xoa bóp bấm huyệt, kéo giãn, vận động: Là phương pháp không dùng thuốc đặc biệt có hiệu quả cao của YHCT trong điều trị đau lưng. Phương pháp này làm giãn cơ co cứng, giảm đau, trả lại tư thế sinh lý bình thường của cột sống.

    - Một số phương pháp khác: dùng các phương pháp vật lý trị liệu, luyện tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn.

    Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

    Mặc dù cơn đau liên quan đến đau thần kinh tọa có thể nghiêm trọng, nhưng hầu hết các trường hợp đều tự khỏi bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật trong một vài tuần. Những người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng liên quan đến yếu chân đáng kể hoặc thay đổi ruột hoặc bàng quang có thể cần phải phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng của đau dây thần kinh tọa.

    Đau thần kinh tọa có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm suy yếu chi có thể dẫn đến tàn phế ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống vì vậy cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

    Đối tượng:

    • Tuổi tác: những thay đổi liên quan đến tuổi ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa.

    • Béo phì: bằng cách tăng căng thẳng cho cột sống, trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần vào những thay đổi cột sống gây ra đau thần kinh tọa.

    • Nghề nghiệp:  công việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể đóng vai trò trong bệnh đau thần kinh tọa, nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào về liên kết này.

    • Ngồi kéo dài: những người ngồi trong thời gian dài hoặc có lối sống ít vận động có nhiều khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn những người năng động.

    • Bệnh đái tháo đường: làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.

    Phòng ngừa bệnh Đau thần kinh tọa

    Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đau thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát. Những điều sau đây có thể đóng một vai trò quan trọng góp phần giảm khả năng mắc đau thần kinh tọa

    • Luyện tập thể dục đều đặn

    • Duy trì tư thế thích hợp ngồi: chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của nó.

    • Sử dụng cơ thể tốt: hạn chế sử dụng cột sống thắt lưng để làm việc như mang vác nặng. Sử dụng chi dưới để nâng vật nặng, giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng và vặn thắt lưng đồng thời.

                        

                                                                                                                                           Nguồn: Đông Y Thành Phát

    Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110

    Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu.

    Địa chỉ: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

     

     

    Bài viết liên quan