• PHÒNG KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHÁT

Kiến thức sức khỏe

NGẢI CỨU CÓ TÁC DỤNG GÌ CHỮA ĐƯỢC BỆNH KHÔNG ?

  • 14/01/2022
  • Cây ngải cứu là một loại cây đã rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong dân gian không chỉ biết đến nó là thức ăn mà còn biết được công dụng chữa trị bệnh hiệu quả của ngải cứu.

    Ngải cứu là một loại cây sống lâu năm, thân có rãnh dọc lá mọc so le không cuống, màu hai mặt lá khác nhau mặt trên nhẵn, màu lục sẫm, mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ, cây ngải cứu mọc hoang ở khắp nơi có thể trồng quanh nhà để làm thuốc

    Ngải cứu là một loại cây thuốc nam có nhiều công dụng chữa rất nhiều bệnh, ngải cứu càng phơi lâu năm càng tốt, hiệu quả điều trị bệnh càng cao.

    Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên, ngải cứu được xem như cứu cánh của nhiều bệnh nhân bị viêm khớp. Có nhiều cách dùng ngải cứu chữa viêm khớp như sắc uống, xông hơi, ngâm chân, làm thuốc chườm hoặc kết hợp với mật ong…và nhiều phương pháp chữa đau nhức bằng ngải cứu khác nhau

    Nghiên cứu cho thấy, trong ngải cứu chứa nhiều tinh dầu. Thành phần này hoạt động như một chất gây tê nhẹ. Nó giúp làm giảm cơn đau nhức tại khớp bị viêm.

    Ngoài ra, chất đắng trong ngải cứu được tạo thành từ các hợp chất absinthin và anabsinthine còn có đặc tính kháng viêm tự nhiên. Khi được cơ thể hấp thu, chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng và nóng đỏ khớp do căn bệnh viêm khớp gây ra.

    Trong Đông y, lá ngải cứu còn gọi là ngải diệp có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận. ngải cứu được xem như một loại thảo dược quý. Vị thuốc này giúp giữ ấm các khớp, trừ phong thấp, giảm đau, chống trì trệ khí huyết. Nó được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm khớp, đau đầu, đau thần kinh tọa và nhiều căn bệnh khác.

    Tác dụng của ngải cứu 

    + Tác dụng kháng khuẩn

    + Tác dụng cầm máu

    + Tác dụng kháng khuẩn

    + Tác dụng giảm ho

    + Tác dụng hoá đờm

    + Dầu Ngải cứu có tác dụng an thần 

    + Tác động đối với tử cung

    Cứu ngải cổ truyền

    Cách cứu cổ xưa là đặt một lát gừng lên từng vị trí huyệt đạo cần điều trị, sau đó cho một nhúm lá ngải (đã được phơi khô, nghiền nát) đặt lên trên. Rồi châm lửa đốt cháy nhúm ngải đó, cốt để hơi nóng của ngải diệp thấm, dẫn vào huyệt làm ôn ấm phần huyệt và kinh lạc cần chữa trị. Còn nhiều cách cứu: Cứu ngải qua lát tỏi, qua muối…Còn nhiều cách cứu: Cứu ngải qua lát tỏi, qua muối…

    Cứu ngải ở loa tai để chữa bệnh tiền đình theo cách thủ công thời gian chuẩn bị phải mất 20 – 30 phút. Nếu không cẩn trọng đễ gây bỏng. Đôi khi không bảo đảm an toàn cho người bệnh.

    Ngải nhang , ngải điếu, ngải nhưng,... châm đốt và hơ vào vùng huyệt đạo trên cơ thể chữa bệnh. Nhưng theo nguyên lý khí động học khí nóng sẽ bay lên trên, bởi vậy lượng tinh dầu ngải cần thiết để trị bệnh bị bay lên theo khói. Tổn thất trên làm giảm thiểu hiệu quả của việc điều trị. vì vậy, hiện nay nhiều máy ra đời giúp tác dụng tối ưu nhất: máy xông ngải hồng ngoại và máy xông ngải cứu cầm tay.

    Trong đó, máy xông ngải cứu cầm tay giúp tăng tối đa tác dụng điều trị bệnh của ngải cứu, máy xông ngải cứu giúp thay thế việc hơ bằng tay,với cơ chế:  tinh dầu ngải được chiết xuất ra. Nhờ áp lực khí động học => Hệ thống phân gió đa luồng khí nóng, theo tuyến tính song song với thân máy, dẫn theo tinh dầu ngải của viên thuốc ngải => đi qua buồng tăng áp => được cộng lực, đẩy ra ngoài đầu phun => Xoáy thẳng vào vùng huyệt đạo=> thấm, dẫn sâu vào kinh mạch => Dẫn tới tạng phủ… để chữa trị theo tùng bệnh chứng. Nhiệt độ và lượng tinh dầu định đưa vào huyệt đạo theo thời gian và tốc độ của motor do người sử dụng và tự điều chỉnh công tắc hoặc đưa xa hay gần

    Ngoài các bệnh xương khớp, cứu ngải chữa đau đầu, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, giúp thư giãn… cũng rất tốt.

    nhang ngải cứu dùng để hơ trên huyệt vị nên không độc, an toàn cho cơ thể. Nếu hơ đúng cách, đúng phác đồ các phương huyệt thì kết quả chữa bệnh đạt hiệu quả cực cao.

    Hiệu quả tăng lên rất hiệu quả khi kết hợp châm cứu và xông ngải, hơ ngải cứu

    Theo các nghiên cứu về thần kinh, huyệt có thể chia thành 3 loại:

    – Loại thứ nhất tương ứng với các điểm vận động của cơ.
    – Loại thứ hai nằm trên vùng tập trung các sợi thần kinh bề mặt bắt chéo nhau trên một mặt phẳng nằm ngang.
    – Loại thứ ba nằm trên các đám rối thần kinh bề mặt.

    Cả 3 loại huyệt nhìn chung đều là nơi tập trung rất nhiều các đầu mút thần kinh < thụ cảm thể >, châm-cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế hay phá vỡ cung phản xạ bệnh lý sau đó hơ, xông ngải lên huyệt đạo lấy sức nóng và tinh dầu ngải cứu làm cho lưu thông khí huyết, làm mền cơ bị co cứng...Điều trị bằng cứu là nhằm điều hòa lại giúp cân bằng âm dương.

    Tùy theo mỗi nhà thuốc sẽ có công thức kết hợp ngải cứu cùng các dược liệu và tinh dược bí truyền để đặc chế nhang ngải cứu.

    Sử dụng ngải cứu được dân gian đánh giá cao và đều áp dụng được tại nhà. Khi sử dụng vị thuốc này bạn cần chú ý:

    • Ngải cứu dù chứa nhiều hợp chất quý nhưng lại có tính độc. Nếu dùng quá liều lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, ói mửa, ảo giác, run tay chân, co giật… Hãy tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm chuyên môn trước khi sử dụng để đảm bảo dùng ngải cứu chữa viêm khớp đúng liều lượng và an toàn.
    • Không dùng ngải cứu cho người đang mắc bệnh ở gan, đường ruột. Người có thể âm hư, huyết nhiệt, phụ nữ mang thai hoặc người bị dị ứng với ngải cứu cũng không nên sử dụng.

    Ngoài ra, Ngải cứu được sử dụng nhiều vào mùa thu và mùa đông. Thời tiết trong khoảng thời gian này khiến con người hạn chế ra ngoài, đau nhức nhiều hơn và thường xuyên ở trong môi trường kín và có thể thúc đẩy bệnh tật lây lan. Sử dụng tinh dầu ngải cứu để xông hơi trong phòng kín không chỉ mang lại tác dụng thư giãn mà còn khiến không khí sạch hơn, giảm các giác ho, khó chịu ở đường hô hấp trên.

                                                                                                                                                     Nguồn : Đông Y Thành Phát

    Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110

    Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu.

    Địa chỉ: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

     

    Bài viết liên quan