• PHÒNG KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHÁT

Kiến thức sức khỏe

  • 3 bài tập hỗ trợ chữa đau vai gáy
  • 3 bài tập hỗ trợ chữa đau vai gáy

    29/05/2021

    3 Bài tập hỗ trợ chữa đau vai gáy                 Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáy, song tất cả đều dẫn đến hội chứng cuối cùng đó là đau cơ vùng vai gáy và hạn chế vận động. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ nặng hơn, lúc đấy mọi hoạt động sinh hoạt dù là nhẹ nhàng nhất cũng kiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để giảm các cơn đau. Bạn nên dữ cho mình tư thế ngồi làm việc ngay thẳng, kích thước bàn ghế phù hợp, không dữ một tư thế quá lâu, cứ 30 phút nên đứng dậy đi lại một lần. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên tập các bài tập kéo dãn vai gáy, vận động cột sống cổ, tập các bài tập tăng cường sức cơ vùng vai gáy. 1. Kéo dãn xương bả vai *Chuẩn bị: Nằm ngửa, đầu gối co, cánh tay nâng lên hướng trần nhà. Duỗi cánh tay lên trên đầu, dang rộng hai bả vai khi thở ra. Đưa tay và bả vai về lại vị trí khi bắt đầu khi hít vào. Hoàn thành 8- 16 lần lặp lại.   2. Nâng vai *Chuẩn bị: Ngồi bắt chéo chân, lưng thẳng, nhìn về phía trước, hai tay giơ thẳng qua đầu và song song với nhau. Nâng vai lên khi hít vào, hạ tấp vai khi thở ra. Hoàn thành 8-16 lần lặp lại. 3. Co xương bả vai *Chuẩn bị: Ngồi bắt chéo chân, thẳng lưng, nhìn về phia trước, cánh tay cong ở khuỷu tay, cánh tay trên song song với sàn, khuỷu tay gập ở góc 90 độ.   Kéo hai bả vai của bạn về phía sau, di chuyển về phía sau và mở rộng lồng ngức khi hít vào, trở về vị trí bắt đầu khi thở ra. Hoàn thành 8-16 lần lặp lại Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu.      - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương.      - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

    Xem tiếp

  • Quá trình bệnh đông cứng khớp vai
  • Quá trình bệnh đông cứng khớp vai

    25/05/2021

    Quá trình bệnh đông cứng khớp vai        Đông cứng khớp vai chiếm khoảng 2% các tổn thương ở vai. Ở độ tuổi từ 40- 60 thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Những người bị mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc đông cứng khớp vai cao hơn người bình thường. Đông cứng khớp vai có thể xảy ra sau một thời gian bất động sau phẫu thuật và sau chấn thương.          Ngoài ra bệnh đông cứng khớp vai là nguyên nhân ngay đau và cứng bên trong khớp. Bao khớp vai và các giải liên kết dày lên và trở nên cứng và căng chặt. Lượng dịch trong khớp cũng ít đi.         Quá trình bệnh trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đau vai:Thường kéo dài từ vài tuần đến 6 tháng. Tính chất đau do viêm. Đau cả khi nghỉ ngơi. Đau tăng về đêm. Đau tăng với mọi cử động của cánh tay. Làm giảm chất lượng sống.   Giai đoạn đông cứng khớp: Ở giai đoạn này kéo dài vài tháng, khớp vai sẽ bị hạn chế vận động, kéo theo hoạt động cách tay cũng giảm. Đau khớp vai giảm dần khi khớp vai ngày càng đông cứng lại. Các hoạt động hàng ngày có thể rất khó khăn. Giai đoạn tan đông: Để khôi phục hoàn toán mất ít nhất vài tháng đến vài năm.  Chuyển động của khớp vai tăng dần, nhưng chưa về hoạt động bình thường. Tầm vận động của khớp vai dần được cải thiện. Nhưng đau khi vận động sẽ tiếp tục kéo dài thêm vài tháng.   Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu.      - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương.      - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

    Xem tiếp

  • Đau cổ vai gáy
  • Đau cổ vai gáy

    08/05/2021

    Đau cổ vai gáy      Đau cổ vai gáy là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại đặc biệt là ở những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều giờ liền tại một vị trí.            Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là cổ vai gáy Tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng...       Hội chứng đau cổ vai gáy thông thường không nguy hiểm, xảy ra mọi lứa tuổi, mọi giới... song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.               Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy       Đau cổ vai gáy thường gặp nhất là gối đầu cao khi ngủ, khi đi xe đò ngủ đầu tựa trên ghế dựa, nằm xem tivi, nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt…             Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng còn do tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư...     Triệu chứng hội chứng đau cổ vai gáy Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Hiện tượng đau tăng lên khi đứng, đi lại, ngồi lâu, vận động cột sống cổ, các triệu chứng đau sẽ tăng lên khi thay đổi thời tiết. Các triệu chứng đau sẽ lan xuống cả bả vai, làm cho cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu…   Bệnh đau cổ vai gáy nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ của người bệnh.         Đôi khi đau cổ vai gáy là biểu hiện của nhưng vấn đề nghiêm trọng khác. Nếu như đã thử rất nhiều cách mà các triệu chứng đau vẫn không giảm, thì hãy đi khám bệnh để được chuẩn đoán chính xác.    Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu. - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

    Xem tiếp

  • Điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc
  • Điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc

    08/05/2021

    Điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc     Thoái hóa khớp gối làm người bệnh gặp phải những cơn đau nhức thường xuyên làm giảm sút chất lượng sống. Bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi.     Điều trị thoái hóa khớp gối cần nhiều thời gian điều trị, tùy theo giai đoạn và mức độ của bệnh. Sự kết hợp của các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ngày càng được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên việc giáo dục bệnh nhân, tập thể dục để phòng tránh cứng khớp và teo cơ, chế độ ăn đầy đủ, bổ sung canxi và khoáng chất. Các trường hợp thừa cân béo phì cần được tư vấn và điều trị giảm cân.     Các phương pháp điều trị không dùng thuốc     Châm cứu: Là một phần quan trong y học cổ truyền. Châm cứu được chỉ định rộng rãi trong điều trị cơ xương khớp và thoái hóa khớp gối. Giúp loại bỏ tà khí, hành khí hoạt huyết thông kinh lạc, giảm đau, giảm hạn chế tầm vận động.            Thủy châm: Thủy châm có hiệu quả cao trong điều trị giảm đau cơ xương khớp và tăng tác dụng bổ gân xương. Việc đưa một lượng nhỏ thuốc bổ vào huyệt làm gia tăng tác động lên huyệt châm với tác dụng dược lý của thuốc.          Cấy chỉ: Đưa chỉ tiêu catgut vào huyệt, sẽ làm gia tăng thời gian kích thích lên huyệt, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng tại vùng được cấy chỉ và tăng hiệu quả trị bệnh. Đồng thời, tiết kiệm thời gian cũng như tài chính cho bệnh nhân.          Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu ( PRP): Huyết tương giàu tiều cầu là được lấy từ máu của chính bệnh nhân rồi đem đi chiết tách , hoạt hóa trược tiếp. Phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, nhanh chóng chấm dứt triệu chứng đau và có hiệu quả lâu dài. Khi có dấu hiệu đau đầu gối bạn hãy đến bến bệnh viện khám bệnh để được chuẩn đoán chính xác, từ đấy bạn sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả nhất và kế hoạch bảo vệ khớp gối. Nguồn: internet Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu. - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương.  

    Xem tiếp

  • Cách tạo thói quen rèn luyện sức khỏe
  • Cách tạo thói quen rèn luyện sức khỏe

    08/05/2021

    Cách tạo thói quen rèn luyện sức khỏe           Tập thể dục là cách giúp bạn vận động cải thiện sức khỏe mỗi ngày. Ngoài ra còn giúp bạn giữ gìn vóc giáng thon gọn, phòng chóng bệnh tật. Đặc biệt với nhưng người mới bắt đầu tập luyện thì vận động như thế nào để phù hợp, tập luyện như thế nào để người tập không bị nhàn chán. Mỗi ngày khi tập luyện, bạn hãy lắng nghe giới hạn của cơ thể và trao đổi với bác sĩ gia đình để được  tư vấn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. 1. Lập kế hoạch tập luyện: Bạn hãy lập cho mình một bản kế hoạch tập thể dục và hãy nhắc bản thân làm theo những gì bạn đã lập. Khi bạn đã quen với việc tập thể dục mỗi ngày, bạn có thể tập tăng cường các bài tập vận động. Nếu bạn là người ít vận động thì hãy tìm cho mình những bài tập nhẹ nhàng. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi bộ 10- 20 phút mỗi ngày. Bạn có thể tăng thời gian đi bộ vào các tuần tiếp theo.  Bạn cũng có thể giới hạn quãng đường mình đi trong vòng bao nhiêu lâu. Nếu không thích đi bộ bạn có thể tìm cho mình những động tác kéo dãn tay chân, hoặc một bài tập yoga cho người mới bắt đầu. bạn cũng có thể bắt đầu tập cơ bụng bằng động tác gập bụng, tăng sức mạnh cho chân bằng bài tập squat, chống đấy để tăng sức mạnh cho cánh tay và ngực hoặc giữ tư thế plank. 2. Cố gắng luyện tập hơi thở của bạn: không chỉ là thở ra, hít vào. Hơi thở của bạn có thể kích thích năng lượng trong con người bạn, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Giúp điều chỉnh cảm súc và sự tập trung của bạn. Kết hợp giữ hới thở và tập luyện. Khi bạn tập luyện oxy sẽ trảo đổi nhiều hơn, nhịp tim của bạn cũng đạp nhanh hơn bạn sẽ cảm thấy mệt nhanh hơn nếu không biết cách điều hòa hơi thở. Hít thở cũng làm cách làm nóng cơ thể. Làm cho cơ thể được thư giãn. Giữ hơi thở đều đặn có thể giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố trong cơ thể. 3.  Tập bài tập sức bền 2 ngày một tuần: Bạn có thể tập tự do để rèn luyện các cơ bắp chính, giúp tăng sức bền và sự dẻo dai của cơ thể. Khi mới bắt đầu bạn nên sắp xếp bài tập cho thân trên và thân dưới. Nâng độ khó các bài tập cho các tuần kế tiếp. Nên nghỉ giữa các bài tập, bạn có thể lấy sức tốt hơn khi bạn muốn tập các bài tập có cường độ cao. Bạn có thể tự tập tại nhà hoặc ra các phòng tập để có người hỗ trợ cho bạn. Trước khi tập các bài tập có cường độ cao, bạn khởi động bằng các động bằng các động tác đơn giản.   4. Kết hợp các bài tập với nhau: Để không có các buổi tập nhàm chán, bạn nên kết hợp các bài tập lại, việc thay đổi bài tập giúp bạn có thể vận động toàn thân. Tránh việc tập trung tập liên tục một nhóm cơ, cơ bắp cũng cần có thời gian để hồi phục, tập luyện quá sức cũng có thể làm cho bạn gặp chấn thương Vào ngày tập sức bền, trước khi tập bạn có thể tập hít thở nhẹ nhàng, sau khi tập bạn có thể tập các bài tập thư giãn cho cơ. Chú ý, bạn cần làm nóng phần cơ mà bạn muốn tập luyện bằng các động tác có cường độ nhẹ. Nếu trước đó bạn không có thói quen tập luyện,  bạn hãy chia nhỏ thời gian tập luyện đây cách hiệu quả để làm quen với việc vận động.     Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu. Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

    Xem tiếp

  • 5 BÀI TẬP HỖ TRỢ CHỮA ĐAU LƯNG
  • 5 BÀI TẬP HỖ TRỢ CHỮA ĐAU LƯNG

    08/05/2021

    5 BÀI TẬP HỖ TRỢ CHỮA ĐAU LƯNG          Các bài tập sẽ hỗ trợ điều trị bệnh và phục hồi chức năng xương khớp, tăng độ dẻo dai cho cơ thể và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Sẽ giúp kiểm soát các cơn đau và hạn chế sự phát triển của các bệnh lý xương khớp. 1. Bài tập đứng gập người về phía trước *Chuẩn bị: Đứng,  lưng thẳng, hai tay dọc theo thân, hạ vai. Cong người về phía trước cho đến khi đạt được điểm cong hoàn toàn, vươn tay về phía ngón chân. Lưng của bạn giữ tròn và thả lỏng ở điểm thấp nhất. Hãy giữ trong vài giây. Cảm giác căng nhẹ trên cơ thì dừng lại. Hoàn thành 8 lần lặp lại. 2. Bài tập chó úp mặt duỗi mình *Chuẩn bị: Đứng, lưng thẳng, hai bàn chân áp sát nhau, hai cánh tay để ở hai bên hông. Duỗi thẳng cột sống cong về phía trước, để bàn tay trên sàn bênh cạnh bàn chân. Bước chân về phía sau. Đẩy hông lên trời. cơ thể tạo thành hình chữ V ngược. Hãy giữa trong vài giây. Hoàn thành 8 lần lặp lại. 3. Bài tập rắn hổ mang *Chuẩn bị: Nằm sấp trên thảm, 2 chân khép nhẹ, duỗi thẳng tay qua đầu. Ép hông xuống sàn, thu 2 tay về và nâng thân người lên, uốn nhẹ lưng dưới, mặt ngửa lên trần. Hãy giữa trong vài giây. Hoàn thành 8 lần lặp lại. 4. Bài tập cái cày *Chuẩn bị: Nằm ngửa trên sàn, 2 tay xuôi, chân duỗi ngay. Đưa chân về phía đầu, rồi từ từ hạ xuống. Hãy giữ trong vài giây. Cảm giác căng nhẹ trên cơ thì dừng lại. Hoàn thành 8 lần lặp lại. 5. Bài tập trồng cây chuối *Chuẩn bị: Nằm ngửa trên sàn, 2 tay xuôi, chân duỗi ngay. Chân đưa thẳng lên trời, tay co lại chống vào mông. Hãy giữ trong vài giây. Hoàn thành 8 lần lặp lại. Nguồn: Đông y Thành Phát Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu. - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

    Xem tiếp

  • 5 bài tập hỗ trợ chữa đau cổ vai gáy
  • 5 bài tập hỗ trợ chữa đau cổ vai gáy

    07/05/2021

    5 bài tập hỗ trợ chữa đau cổ vai gáy           Trong việc điều trị đau cổ vai gáy thì tập luyện đóng vai trò rất quan trọng, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. Bạn có thể tự luyện tập bằng các động tác kéo, giãn cơ đơn giản. Việc thường xuyên thực hiện các động tác tự kéo, giãn sẽ giúp bạn làm giảm đau, thậm chí còn giúp bạn chấm dứt các cơn đau vĩnh viễn.        1. Căng bên cổ:           Chuẩn bị: Ngồi bắt chéo chân, lưng thẳng, nhìn về phía trước.  Vai nhấn xuỗng hỗ trợ động tác.  Khi bạn cảm thấy cơ cổ đã căng, hãy dữ trong vài giây. Sau đó thực hiện động tác ngược lại.  Hoàn thành 8 lần lặp lại mỗi bên.      2.  Căng cơ cổ về phía trước và ra sau         Chuẩn bị: Ngồi bắt chéo chân, lưng thẳng, nhìn về phía trước. Đặt tay lên phía sau đầu, cúi đầu về phía trước hết mức.  Nhẹ nhàng dùng tay hỗ trợ. Cảm giác căng nhẹ trên cơ thì dừng lại.  Sau đó nhẹ nhàng ngửa đầu ra sau hết mức. Hoàn thành 8 lần lặp lại.        3. Xoay tròn vai         Chuẩn bị: Ngồi bắt chéo chân, lưng thẳng, nhìn về phía trước. Đặt lòng bàn tay trên đầu gối. Bắt đầu bằng cách di chuyển vai lên và quay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Cố gắng mở rộng vai.  Hoàn thành 8-16 lần lặp lại.      4. Co duỗi vai           Chuẩn bị: Đứng thẳng lưng, nhìn về phía trước. Hai bàn tay đan vào nhau ở sau lưng. Hai tay từ từ nâng lên cao. Cảm giác thấy căng nhẹ trên cơ thì dừng lại, hãy giữ trong vài giây. Hoàn thành 8-16 lần lặp lại     5. Nằm ngửa cổ       Chuẩn bị: Nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng, kê vai sát cạnh bàn hoặc cạnh giường. Từ từ ngả đầu về phía sau hết mức. Hãy giữ trong vài giây. Hoàn thành 8-16 lần lặp lại         Bạn hãy khởi động thật kỹ trước khi  vào bài tập, điều đó giúp bạn tránh gặp các chấn thương trong lúc tập. Tham khảo chuyên gia hoặc bác sĩ trị liệu về các động tác trước khi tập luyện. Nguồn: Đông y Thành Phát Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu. - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương  

    Xem tiếp

  • Những việc cần làm khi bị say nắng
  • Những việc cần làm khi bị say nắng

    07/05/2021

    Những việc cần làm khi bị say nắng       Say nắng hay còn gọi là say nóng. Những ngày vừa qua nắng nóng gay gắt làm cho cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, mất nước rất dễ khiến bạn bị sáy nắng, say nóng, hoặc khi cơ thể bạn tiếp xúc ở nhiệt độ nóng gay gắt qua lâu, làm cho nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên cao. Việc cần làm đầu tiên là bạn cần phải làm mát cơ thể, kiểm soát các tác động thứ phát. Nếu bạn làm được điều này sớm thì cơ thể bạn sẽ tự hồi phục. Nếu ngiêm trọng thì bạn nên tìm người giúp đỡ. Dưới đây là việc cần làm khi gặp người bị say nóng, say nắng. Gọi cấp cứu:Hãy gọi cấp cứu khi bạn thấy các triệu chứng sau:  Mất nhận thức. Hơi thở gấp hoặc mạch đập nhanh. Chống mặt, nôn mủa, mắt mờ, lú lẫn, rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Nhiệt độ cơ thể cao, huyết áp không ổn định        Tùy vào triệu chứng của người bệnh để bạn cân nhắc có nên gọi cấp cứu hay không. Tình trạng say nắng kéo dài có thể ảnh hưởng đến não bộ, mất kiểm soát, hôn mê, tai biến mạch máu não. Để bệnh nằm xuống: Ngất là triệu chứng nổi bật nhất khi bị say nắng. Để người bệnh nằm xuống tránh trường hợp khi ngất cơ thể bị va đập mạnh gây chấn thương.   Hạ thân nhiệt cho bệnh nhân: Đưa bệnh nhân vào chỗ râm mát, tránh nơi quá lạnh, như vậy sẽ làm thay đổi nhiệt đột ngột dẫn đến tính trạnh sốc nhiệt rất nguy hiểm. Bỏ bớt đồ và các vật vứng trên người bệnh xuống. Bạn có thể đặt khăn lạnh ở sau cổ, nách và bẹn của bệnh nhân. Tiếp theo bạn có thể quát để thúc đấy quá tình làm mát nhanh hơn. Bổ sung nước và chất điện giải: Cho bệnh nhân uống nước, nếu có thể dùng nước muối và nướt mát thì càng tốt. Bổ sung nước hoặc muối nhằm ngăn không cho cơ thế mất nước và muối do chảy mồ hôi. Điều này cũng làm cho cơ thể cân bằng được điện giải.       Nếu thời tiết trong ngày quá cao bạn nên cẩn thận mỗi khi ra ngoài đường , đặc biệt là những người công nhân làm việc ngoài trời. Tránh hoạt động thể chất ngoài trời khi có nhiệt độ cao. Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nguồn: Đông y Thành Phát Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu. - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương  

    Xem tiếp

  • Những thói quen tốt để bảo vệ cột sống lưng
  • Những thói quen tốt để bảo vệ cột sống lưng

    07/05/2021

    Những thói quen tốt để bảo vệ cột sống lưng            Đau lưng là bệnh đều có thể gặp ở nam giới và nữ giới, cơn đau có thể xuất hiện đau âm ỉ hoặc đau dữ dội hoặc có thể đau buốt. Bệnh đau lưng có thể kéo dài kinh niên hoặc có thể đau vài ngày sẽ tự khỏi. Hầu hết nguyên nhân dẫn đến đau lưng là do thói quen trong sinh hoạt xấu làm tổn thương đến các đốt sống , dây thần kinh, lớp cơ và đĩa đệm không còn hoạt động ăn khớp với nhau. Để có cột sống lưng khỏe mạnh, thì các thói quen sinh hoạt xấu cần phải thay đổi để duy trì và bảo vệ cột sống lưng.        1. Duy trì vóc dáng, cân nặng. Béo phì cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau lưng, vì vậy hãy tập thể dục đều bặn để có vóc dáng đẹp, một hệ cơ dẻo dai. Đảm bảo, tăng cường sức mạnh cho cơ bụng. Bài tập gập bụng là phương pháp tuyệt vời để cho bụng thon ngọn. Hãy chọn những bài tập phù hợp tránh việc tập luyện qua sức, cần nghĩ ngơi gữa các bài tập.        2. Nằm nghiêng khi ngủ. Ngủ nghiêng về phía bên phải là tốt nhất. Khi ngủ nghiêng hãy đặt một chiếc gối mỏng ở giữa đầu gối. Tư thể này làm giảm áp lực ở lưng và nâng đỡ hông. Chọn nệm nằm phù hợp sao cho nện giúp nâng đỡ cột sống theo đường cong sinh lý.          3. Ngồi làm việc đúng tư thế. Giữ đúng thư thế ngồi thẳng lưng, tráng khom người về phái trước, rũ vai. Chọn một chiếc ghế có chỗ gác tay khi ngồi làm việc. Dùng gối nhỏ sau lưng để duy trì đúng đường cong sinh lý cột sống. Hai chân đặt vuông góc trên sàn nhà. Nếu bạn phải lấy xe nhiều thì gối lưng là một biệt pháp hay. Tránh ngồi một chỗ lâu, hãy đứng lên và đi lại trong một khoảng thời hian nhất định          4. Nhấc vật nặng sau khi kéo gián cơ. Cách kéo giãn cơ đơn giản nhất là làm như đang với một đồ nào đó mà đồ vật đấy ở xa tầm với. Từ từ gập người ra đằng trước rồi ra đằng sau. Hoặc có thể tập một bài khởi động tay chân nhẹ nhàng. Đảm bảo các cơ gân, các khớp xương được khởi động và kéo giãn kỹ càng.          5.  Nhấc vật nặng một cách thông minh. Tránh việc cúi gập người để nhấc vật nặng lên. Nếu công việc bắt buộc phải nhấc vật nặng nào đấy. Đầu tiên, hãy thử dịch chuyển xem vật đấy nặng đến mức nào. Nếu vật đấy quá nặng, không thể nhấc một mình, thì hãy tìm một người khác để hỗ trợ cùng. Có thể dùng các công cụ hỗ trợ như xe nâng hàng, dây nâng hàng, bánh xe trượt…          6. Nhấc vật nặng dựa vào đầu gối. Hai chân cách nhau rộng bằng vai. Tiến sát đến bên cạnh đồ vật, ngồi xổm xuống và giữ thật chắc. Giữa lưng thẳng, từ từ đứng lên, giữ vật ở giữa vai và thân mình. Không để ngang thắt lưng. Bằng cách này lưng của bạn không phải là đòn bẩy, lực tập trung không dồn tại vùng lưng mà chia đều lực vào hai chân.         Loại bỏ các tư thế làm tăng sức chịu đựng ở cột sống lưng. Tránh hoạt động đột ngột, vội vã vì có thể làm gia tăng rủi ro chấn thương. Không dựa hoàn toàn vào đai lưng để bảo vệ lưng. Đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu đau để đánh giá chính sách tình trạng đau lưng. Nguồn: Đông y Thành Phát Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu. - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương  

    Xem tiếp

  • 3 Nhóm nguyên nhân thường gặp ở bệnh đau lưng
  • 3 Nhóm nguyên nhân thường gặp ở bệnh đau lưng

    07/05/2021

    3 Nhóm nguyên nhân thường gặp ở bệnh đau lưng         Đau lưng là căn bệnh thường gặp, triệu chứng tưởng chừng như chỉ gặp ở người cao tuổi nhưng đang ngày càng phổ biến trong mọi độ tuổi. Lối sống thiếu vận động đang làm căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tàn phá sức khỏe. Người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân mới trị dứt căn bệnh này.     *Nguyên nhân gây đau lưng      Ta có thể phân nguyên nhân của bệnh đau lưng thành 3 nhóm: Đau lưng do bệnh lý, đau lưng do chấn thương và đau lưng do thói quen sinh hoạt.  Nhóm 1: Đau lưng do bệnh lý Thoát vị đĩa đệm: là một trong những căn bệnh xương khớp thường gặp, hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Nhiều khi thoát vị đè vào dây thần kinh làm đau lan xuống chân. Đau lưng do đĩa đệm thoát vị thường được chẩn đoán thông qua chụp X-quang hoặc MRI. Thoái hóa cột sống: là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, kèm theo dáng đi không bình thường, cảm giác khó chịu, lưng có dấu hiệu còng xuống. Đau lưng do hội chứng cơ sơ hóa: là một tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân, kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, hoặc trầm cảm. Bệnh đau tăng lên sau quá trình làm việc nặng kéo dài, Béo phì: Nếu bị béo phì, bạn cũng có nguy cơ cao bị đau lưng. Cơ thể sẽ tạo ra một áp lực lên cột sống. Cần lưu ý việc giảm cân đối với người bị béo phì phải từ từ, tránh đột ngột vì giảm cân quá mức lại khiến đau lưng tăng lên. Nhóm 2 : Đau lưng do chấn thương Do thương tích hoặc bong gân: Khi bị bong gân hoặc giãn dây chằng do chấn thương,  hay chấn thương tủy sống. Người bệnh có thể bị đau nhiều sau mang vác nặng Gãy xương: Gãy xương ở cột sống có thể là một trong những nguyên nhân nổi bật. Cơn đau do gãy xương thường có cảm giác đau buốt. Nếu chỉ bị rạn xương sẽ đau âm ỉ kéo dài. Bệnh nhân bị gãy xương ở cột sống thường trở thành bệnh nhân đau lưng mạn tính ngay cả sau khi phẫu thuật hoặc điều trị. Nhóm 3: Đau lưng do thói quen sinh hoạt Ngủ không đúng tư thế: Ngủ nằm úp bụng hay khi ngủ đầu không thẳng với cổ , nó làm cho cột sống phải chịu thêm áp lực. Chứng đau do ngủ sai tư thế sẽ trở thành mạn tính nếu bạn không thay đổi tư thế ngủ của mình. Ngồi quá nhiều: Thói quen ngồi trong một thời gian dài trước máy tính hoặc tivi… của người trẻ tuổi rất có hại cho sức khỏe và chức năng hoạt động cột sống Bưng bê mang vác sai tư thế: việc mang vác nặng sai tư thế sẽ tạo cho vùng cột sống lưng áp lực lớn đột ngột dẫn đến tổn thương Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu. - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

    Xem tiếp

  • 30 Phút đi bộ mỗi ngày cơ thể bạn thay đổi như thế nào?
  • 30 Phút đi bộ mỗi ngày cơ thể bạn thay đổi như thế nào?

    04/05/2021

    30 Phút đi bộ mỗi ngày cơ thể bạn thay đổi như thế nào?     Tất cả những gì bạn cần là một đôi giầy để đi bộ, cần thêm 1 chai nước, hoặc thêm đôi tai nghe.      Với 30 phút/ ngày hoặc chỉ với 10.000 bước chân, có thể giúp bạn giảm 30% các bệnh không lây nhiễm. Đây là một cách tuyệt vời để cải thiện và duy trì sức khỏe tổng thể.      Chỉ cần 30 phút hoặc 10.000 bước chân mỗi ngày có thể tăng thể lực tim mạch, chắc khỏe xương, giảm mỡ thừa cơ thể và tăng sức bền tăng sức chịu đựng. Tại sao lại như vậy? Khi bạn đi bộ nhịp thở của bạn sẽ nhanh hơn bình thường, oxy được chuyển đến tim nhanh hơn. Cải thiện tuần hoàn. Giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đi bộ thường xuyên sẽ làm huyết áp của bạn giảm và có thể giảm 20% -40% nguy cơ đột quỵ. Giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đi bộ hằng ngày làm tăng quá trình trao đổi chất, đốt calo và giảm cân.   Với 30 phút mỗi ngày có thể phòng ngừa đau khớp, cứng khớp, đau cơ bắp.  Đi bộ dưới trời nắng sẽ giúp cơ thể hấp thu canxi làm chắc khỏe xương. Ngoài ra, đi bộ còn thường xuyên làm tăng sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng.         Như bạn đã thấy đi bộ rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra đi bộ còn làm cho tinh thần của bạn được cải thiện giúp bạn vui vẻ hơn, làm giảm áp lực trong cuộc sống và trong công việc. Vì vậy, bạn hãy tắt máy tính đi, bỏ điện thoại xuống và chuẩn bị cho mình một đôi giầy thật ưng ý để bắt đầu đi bộ ngay nhé! Nguồn: internet   Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu. - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

    Xem tiếp

  • Thiền
  • Thiền

    04/05/2021

    Thiền        Dưới bộn bề của cuộc sống con người bị xoay quanh dưới áp lực công việc làm cho bản thân rơi vào trạng thái bị stress, căng thẳng và mất tập trung…. Vì vậy, mà có nhiều người tìm đến thiền nhưng là cách để giải tỏa áp lực, nâng cao sức khỏe cho bản thân. Dưới đây là tác dụng cả thiền đem lại cho bạn. Giúp giảm căng cơ, giảm đau: Ngồi thiền có thể giải phóng các cơ bị căng, các bó cơ không còn bị căng nữa, từ đó các triệu chứng đau giảm, tình trạng bị chuột rút vì vậy cũng được cải thiện. Ngồi thiền cũng là cách giảm đâu đầu một cách tuyệt vời. Giúp ổn định huyết áp: Ngồi thiền khiến bạn bình tĩnh hơn, kiềm chế cảm xúc tốt hơn vì vậy huyết áp cũng ổn định hơn. Khi ngồi thiền tim hoạn động hơn, cơ thể cần ít oxy hơn. Thiền làm giảm nguy cơ đột quỵ ở những người bị bệnh tim. Tăng cường hệ miễn dịch nhanh hơn, mạnh mé hơn.   Giảm căng thẳng, mệt mỏi:  Trong khi ngồi thiền đắm mình dòng chảy tâm trí, tạm quên những căng thẳng trong cuộc sống.  Bạn sẽ thấy yêu cuộc sống này nhiều hơn, suy nghĩ tích tực hơn. Vì vậy, các vấn để trong cuộc sống bạn bình tình hơn để giải quyết. Căng thẳng cũng được giảm bớt, trí tuệ nhờ vậy mà cũng được cải thiện nhiều hơn. Cải thiện giấc ngủ: Theo y học cổ truyền, tâm ngủ trước rồi mới đến thân thể ngủ. Thiền giúp giải tỏa căng, làm giảm áp lực tuyệt vời nhờ vậy mà giấc ngủ cũng được ổn định hơn.   Kiểm soát cảm xúc: Rất nhiều người học thiền để tập trung và bĩnh tĩnh hơn, cuối cùng là đạt được cập độ cao hơn của nhận thức và sự bình tĩnh nội tại, như vậy tiết chế cảm xúc sẽ dễ dàng hơn.     Thiền không chỉ dành cho những người theo đạo phật để thực hành rèn luyện tâm, mà trong yoga là trạng thái tập trung cao độ. Thiền giúp bạn có những suy nghĩ tích cực hơn về cảm xúc, giải tỏa căng thẳng an nhiên hơn so với những người không thiền. Bạn hãy chuẩn bị cho mình một bộ đồ thoải mái, một chiếc đệm êm ái, một nơi lý tưởng để bắt đầu ngồi thiền. Nguồn: Đông y Thành Phát Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm Hotline: 0973.014.110 Đông Y Thành Phát: chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu. - CN1: 447 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. - CN2: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương: 151 Huỳnh Văn Cù, Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

    Xem tiếp